Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Giữ cầu Long Biên là phá vỡ cảnh quan phố cổ Hà Nội?
Trong khi các KTS thống thiết kêu gọi giữ cầu Long Biên như thành tố kết nối tất yếu với khu phố cổ Hà Nội, cơ quan nghiên cứu lại chỉ ra một thực tế, muốn bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên thì phải “hy sinh” phố cổ và ngược lại…

 


Chiều 25/2, tọa đàm “Bảo tồn cầu Long Biên trong phát triển đô thị” tại khoa Kiến trúc công trình - Đại học Phương Đông trở thành cuộc tranh luận đầy nhiệt liên quan đến đề xuất 3 phương án cải tạo cầu Long Biên Bộ GTVT mới đưa ra vừa qua.

 

Cân nào đo chuẩn di sản

 


Bản đồ Hà Nội với cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng được vẽ năm 1902 - thời kỳ hoàn thành xây dựng cầu Long Biên.

 

PGS.TSKH Nguyễn Hồng Thục (Bộ Xây dựng) cho rằng, 3 phương án xây dựng cầu Long Biên Bộ GTVT đưa ra khiến dư luận sững sờ, ngay cả với JICA - đơn vị tư vấn giúp Hà Nội xây dựng quy hoạch năm 1998 khi đối tác đinh ninh Chính phủ đã đồng ý kịch bản xây cầu mới cách cầu cũ 186m về phía thượng lưu.

 

“Trong bản vẽ của JICA khi đó, phương án cầu mới dịch 30m về thượng lưu được chú thích là “rất xấu”, đe dọa ảnh hưởng cảnh quan môi trường. JICA nghiêng về phương án đề xuất dịch lên thượng lưu 500m và phương án có thể chấp nhận được là cách 200m. Từ đó mới có con số 186m chốt lại” – bà Thục dẫn ra một bản đồ vẽ các vị trí xây cầu mới với 3 màu, phương án gần cầu Long Biên hiện tại nhất màu đỏ, xa nhất màu xanh và vị trí cách 186m màu vàng.

 

PGS.KTS Trần Hùng phân tích, nhìn vào tương lai đường sắt của thủ đô, nguyên lý chung đáng ra là phải làm dạng đường vòng bao quanh thành phố với những hướng ga cụt đi sâu vào trung tâm chứ không nên duy trì tuyến đường thẳng tắp xuyên tâm như hiện nay. Xuất phát ban đầu của tuyến đường sắt chạy qua cầu Long Biên do Pháp thiết kế cũng là chạy ngoài rìa của Hà Nội 36 phố phường.

 

Việc sử dụng lại tuyến đường sắt đã có cả trăm năm này, theo ông Hùng, là để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, phương án cải tạo, tác động đến cầu Long Biên hiện tại để phục vụ việc này phí tổn rất lớn, nhất là việc tôn móng cầu lên cao hơn. Ông Hùng đặt câu hỏi: “Vậy thì có nên đặt vấn đề tận dụng cầu Long Biên cho tuyến đường sắt quốc gia mới này?”.

 

GS.TS Hoàng Đạo Kính không giấu bức xúc: “Chưa ai đặt lên bàn cân đo đếm phương án vắt kiệt sinh lực, khai thác đến tận cùng con đường sắt cũ kỹ chạy ầm ầm qua phố Phùng Hưng lâu nay hay để lại tuyến đường này để bảo tồn thành tuyến phố du lịch kéo dài ra tận cầu Long Biên. Đừng vội tính món lợi nọ, số lãi kia so với những giá trị lâu dài để lại”.

 

GS Kính gợi ý chuyển cầu từ một thiết chế giao thông thành một thiết chế văn hóa, lịch sử, xây dựng một kịch bản vừa phát triển, vừa bảo tồn cho cây cầu, ứng xử với di sản này một cách văn hóa, văn minh.

 

GS.TS Nguyễn Việt Châu (Viện trưởng Viện Kiến trúc) chỉ rõ, cái sai lớn nhất của các phương án đưa ra là cách ứng xử với cầu Long Biên như với vật vô tri vô giác vậy. Nhấn mạnh hàng loạt ý nghĩa của cây cầu, ông Châu băn khoăn với câu hỏi sao cầu Long Biên chưa được công nhận là di sản. So sánh với những công trình của Hà Nội vừa được công nhận di tích quốc gia đặc biệt vừa qua, ông Hùng cho rằng, nếu đặt bên cạnh cầu Long Biên, câu cầy không hề thua kém ở bất cứ tiêu chí nào.

 

Theo đó, việc đầu tiên Viện trưởng Viện Kiến trúc đặt ra là cần lập hồ sơ để công nhận cây cầu là một di sản. Khi đó, các nhà làm quy hoạch mới buộc phải ứng xử với cây cầu như trong luật di sản. Mà trong các phương hướng bảo tồn quy định trong luật di sản, không có cách nào giống 3 phương án được Bộ GTVT đưa ra.

 

Tuy nhiên, GS Châu cho rằng, phương án phù hợp cũng cần đảm bảo 2 yếu tố, không chỉ là bảo tồn trong khi bức xúc giao thông đang rất lớn như hiện nay, khó khăn kinh tế đang tạo nhiều thách thức như thế này. “Không thể bảo tồn cầu mà không đóng góp gì cho phát triển kinh tế xã hội, như vậy, di sản cũng chỉ là một đống sắt để đấy” – ông Châu nói.

 

Giữ phố cổ hay cầu Long Biên?

 


Dời vị trí tuyến đường sắt trên cầu Long Biên hiện nay, đường sắt mới sẽ phá nát kiến trúc phố cổ Hà Nội?

 

“Phản pháo” lại những quan điểm GS Phan Xuân Đại (nguyên cán bộ Bộ GTVT, hiện đang là giảng viên của ĐH Phương Đông) phân tích ở khía cạnh khác, các KTS phê phán nhiều nhưng lại chưa có thông tin về thực trạng cầu Long Biên hiện tại, chưa đưa lên bàn cân về yếu tố này trong đầu bài của bài toán đưa ra.

 

Ông Đại cung cấp một bản báo cáo khái quát nhiều vấn đề. Trước hết, về kết cấu nhịp cầu thép của cầu Long Biên. Thời điểm xây cầu, người Pháp mới chỉ sản xuất được thép cán hàm lượng các-bon thấp, còn lẫn bọt khí trong tinh thể thép. Theo đó, khi liên kết, cấu kiện thép chỉ được dùng đinh tán, không được hàn. Qua bom đạn chiến tranh, 2/3 các nhịp dầm giữa sông đã đổ sập, hư hỏng hoàn toàn, phải nhiều lần xây lại trụ tạm.

 

Sau năm 1990, Viện Khoa học kỹ thuật GTVT đã lấy mẫu dầm thép của cầu để kiểm tra và kết luận đặc điểm cơ lý hóa của thép đều yếu kém, nếu có dùng lại phải hạ tải xuống 57% so với thiết kế ban đầu, củng cố trụ đỡ nhịp dầm, rút ngắn khẩu độ các dịp xuống dưới 35m.

 

Ngay việc duy tu sơn sửa hiện cũng không thể làm được vì rất tốn kém, do kết cấu nhịp cầu cũ liên kết bằng đinh tán, mặt cắt khung tổ hợp rất phức tạp, không thể đánh sạch gỉ dầm thép trong khi các phương tiện vẫn qua lại ngày đêm trên cầu.

 

Mố trụ cầu và móng hiện cũng không thể khai thác cho đường sắt nội đô Yên Viên - Ngọc Hồi vì yêu cầu móng phải ở độ sâu -45m trở xuống trong khi thiết kế ban đầu của cầu chỉ sâu -25 đến -35m.

 

Về vị trí cây cầu, quy hoạch đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi là đường sắt trên cao với một đôi tàu nhẹ hoạt động, đổ về ga Hà Nội ở tầng 2. Còn tất cả các hàng hóa chở nặng vẫn vượt sông Hồng trên cầu Thăng Long, đi theo tuyến bao quanh thành phố vào ga Ngọc Hồi từ nhiều năm nay. Như vậy, nếu đường sắt vượt sông vẫn đi ở vị trí cũ thì chỉ cần xây trụ đỡ của tuyến đường sắt trên cao theo phố Phùng Hưng như hiện nay, việc giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa là thấp nhất so với các phương án chọn vị trí khác.

 

“Việc dịch chuyển tuyến đường sắt ở một vị trí khác cầu Long Biên hiện tại đều phá vỡ toàn bộ kiến trúc của khu phố cổ Hà Nội” – ông Đại đặt lên bàn cân phương án giữ lại cầu Long Biên hoặc khu phố cổ.

 

Ngoài ra, cao độ của cầu Long Biên hiện tại cũng đang cản trở giao thông đường thủy của Hà Nội khi quá thấp, không đồng bộ với hàng loạt cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống.

 

Những bài toán này, ông Đại khẳng định đã đặt ra với Bộ GTVT từ hơn 30 năm nay mà vẫn trăn trở, không giải quyết được. Cho đến năm 2012, Hà nội cũng thống nhất xác định không thể tìm được vị trí khác để làm cầu đường sắt vượt sông Hồng. Còn cầu Long Biên dù là một di sản kiến trúc đô thị nhưng không thể bảo tồn và sử dụng cho quy hoạch giao thông đô thị mà chỉ nên nghĩ đến việc khai thác bảo tàng di sản này.

 

Từ những phân tích đó, ông Đại nghiêng về ủng hộ việc tháo dỡ 9 nhịp cầu còn nguyên vẹn của cầu Long Biên để lắp đặt tại vị trí mới với độ dài ra được đến bãi giữa sông Hồng để phục vụ du lịch; xây dựng cầu Long Biên mới tại tim cầu hiện tại (phương án 1 như Bộ GTVT đưa ra).
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Đã dành được 680.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương mới (20-05-2024)
    Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp (18-05-2024)
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (18-05-2024)
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)
    Điều tra vụ thi thể nữ giới trên hồ Láng, gần Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (07-05-2024)
    Án mạng đau lòng ở Quảng Bình: Hàng trăm người đang truy bắt nghi phạm (07-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Kiev, Ukraine – Dấu ấn những ngày qua với người Việt (25-02-2014)
    “Lạnh người” với hơn 1.500 kết quả xét nghiệm nhân bản (24-02-2014)
    Soạn luật như trên trời rơi xuống (21-02-2014)
    Vì sao người dân hết lòng “đút lót” thánh thần? (20-02-2014)
    Canberra hỗ trợ 4,2 triệu đô Úc cho phụ nữ Việt Nam (19-02-2014)
    Tên các anh đã thành tên đất nước! (16-02-2014)
    Thủ tướng phát lệnh khởi công xây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam (15-02-2014)
    1979 - Cuộc chiến không thể lãng quên (13-02-2014)
    Bỏ cấm vận là quyết định bước ngoặt trong quan hệ Việt - Mỹ (13-02-2014)
    “Cắt 100.000 biên chế chưa phải là lớn!” (11-02-2014)
    Về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung tháng 2.1979: Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm (10-02-2014)
    Hoàng đế Quang Trung với phát triển nông gia (09-02-2014)
    Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua báo cáo của Việt Nam (08-02-2014)
    Quốc tế đánh giá cao báo cáo nhân quyền Việt Nam tại LHQ (07-02-2014)
    Tàu cá kéo cờ Tổ quốc khẳng định chủ quyền trên Biển Đông (06-02-2014)
    Mùa biển mới ở Hoàng Sa (05-02-2014)
    Hàng vạn người đến xem “vua Quang Trung đánh giặc” tại gò Đống Đa (04-02-2014)
    Có một Trường Sa ngay trong lòng đất liền (03-02-2014)
    Thả thơ ngày Xuân trên đất Mỹ (31-01-2014)
    “Hòa bình và tự vệ” - Điểm nhấn quốc phòng Việt Nam năm 2013 (30-01-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153157948.